Công ty CP Đầu tư Đức Nghiệp Thăm hỏi và chúc Tết các nhà văn, nhà nghiên cứu Trong không khí nhộn nhịp đón xuân mới Nhâm Dần 2022, Ban lãnh đạo Công ty CP Đầu tư Đức Nghiệp đã đi thăm hỏi và chúc Tết các nhà văn, nhà nghiên cứu. Điểm đến đầu tiên là chúc Tết
Công ty CP Đầu tư Đức Nghiệp Thăm hỏi và chúc Tết các nhà văn, nhà nghiên cứu Trong không khí nhộn nhịp đón xuân mới Nhâm Dần 2022, Ban lãnh đạo Công ty CP Đầu tư Đức Nghiệp đã đi thăm hỏi và chúc Tết các nhà văn, nhà nghiên cứu. Điểm đến đầu tiên là chúc Tết GS.TS Nguyễn Văn Thâm – một trong những chuyên gia hàng đầu của ngành văn thư – lưu trữ Việt Nam. GS Nguyễn Văn Thâm chia sẻ những kinh nghiệm lâu năm về công tác văn thư lưu trữ của một nhà giáo nhân dân đã nhiều năm cống hiến cho nghề. Năm nay mặc dù đã bước sang tuổi 79 nhưng GS Nguyễn Văn Thâm vẫn nghiên cứu và viết sách đều đặn.
Ông Lê Hồng Hải – giám đốc Công ty CP Đầu tư Đức Nghiệp giới thiệu với GS Nguyễn Văn Thâm về Dự án Thư viện số Đức Nghiệp mà Công ty đang triển khai, Giáo sư đã đồng ý tham gia Thư viện và nhận lời hỗ trợ Thư viện với những gì thầy có thể. Điểm đến thứ hai là chúc Tết tại gia đình nhà văn Minh Chuyên. Ngày nay, bạn đọc cả nước ai cũng biết đến Minh Chuyên là nhà văn đã dành tâm huyết cả cuộc đời để theo đuổi đề tài hậu chiến tranh. Những tác phẩm văn học, bút kí thể loại văn học xã hội của ông đã gây được tiếng vang trong lòng bạn đọc như: Người lang thang không cô đơn, Thủ tục làm người còn sống, Linh hồn Việt Cộng v.v… Minh Chuyên cũng là nhà văn Việt Nam đạt nhiều kỉ lục văn chương và những tác phẩm đã công bố của ông lên tới hơn 300 tác phẩm. Nhà văn Minh Chuyên rất vui mừng trước thông tin về Dự án Thư viện số Đức Nghiệp. Ông cho rằng, đó là làm cách làm hay để chuyển tải nhanh, tiện lợi những tác phẩm văn chương đến với bạn đọc. Ông cũng là nhà văn đầu tiên tham gia Thư viện số Đức Nghiệp. Tới đây, tất cả những tác phẩm của nhà văn Minh Chuyên sẽ được số hóa và công bố trên Thư viện số Đức Nghiệp. Điểm đến thứ ba là chúc Tết nhà báo – nhà nghiên cứu Phí Văn Chiến (bút danh Phí Hoài Nam)
Nhà báo Phí Văn Chiến trở thành nhà nghiên cứu bởi niềm đam mê đối với lưu trữ, đặc biệt là lưu trữ dòng họ. Chỉ trong vòng hơn 3 năm, ông đã công bố 2 cuốn sách dày dặn (mỗi cuốn trên 500 trang) là: Tuyên Quang trong Đại Nam thực lục (NXB KHXH, 2021) và Họ Phí trong lịch sử dân tộc (NXB Thế giới 2018). Với một sức khỏe dồi dào, mặc dù đã hơn 70 tuổi; với kiến văn uyên bác, nhà nghiên cứu Phí Văn Chiến tiếp tục nghiên cứu lĩnh vực dòng họ và địa dư Tuyên Quang (nơi ông đã công tác nhiều năm) để chuẩn bị cho ra mắt nhiều cuốn sách mới có giá trị. Nhà nghiên cứu Phí Văn Chiến nhận xét rằng: Chỉ có những tư liệu lưu trữ tử tế mới có những cuốn sách tử tế. Do vậy, Dự án Thư viện số Đức Nghiệp sẽ là nơi ông đặt niềm tin và chia sẻ tất cả những tư liệu ông có lên Thư viện.
Điểm đến thứ tư là chúc Tết Ts. Nguyễn Lệ Nhung.
Tiến sĩ Nguyễn Lệ Nhung, nguyên giám đốc Trung tâm nghiên cứu khoa học Cục lưu trữ nhà nước, là một trong những chuyên gia hàng đầu của ngành văn thư – lưu trữ Việt Nam. Những bài viết, giáo trình, bài giảng nghiệp vụ lưu trữ của cô là cẩm nang cho nhiều người trong ngành lưu trữ. Sau khi nghe ông Lê Hồng Hải trình bày về Dự án Thư viện số Đức Nghiệp, Tiến sĩ Nguyễn Lệ Nhung đồng ý nhận lời chia sẻ những bài viết, giáo trình của cô lên Thư viện và hứa giúp đỡ Thư viện khi cần.
GS.TS. Nguyễn Văn Thâm (bên trái) tặng sách ông Lê Hồng Hải. (bên phải)
Từ phải sang trái: Ông Trần Doãn Hùng - PGĐ, cố vấn nghiệp vụ Công ty Đức Nghiệp, ông Lê Hồng Hải, GS.TS. Nguyễn Văn Thâm và phu nhân GS.
Nhà nghiên cứu Phí Văn Chiến (bên phải) tặng sách ông Lê Hồng Hải.
Nhà văn Minh Chuyên (bên trái) tặng sách ông Lê Hồng Hải.