Nhạc sĩ Vĩnh Cát - Lưu trữ cá nhân trên Thư viện số Đức Nghiệp

Nhạc sĩ Vĩnh Cát - Ông là một trong những nhạc sĩ Việt Nam đạt được thành tựu nhất định trên cả 2 lĩnh vực sáng tác khí nhạc và thanh nhạc. Ông cũng là một nhà sư phạm âm nhạc đào tạo nhiều thế hệ nhạc sĩ trong lĩnh vực sáng tác, nghiên cứu. Với vai trò là một nhà quản lý âm nhạc, Vĩnh Cát đã cùng đồng nghiệp đào tạo cán bộ âm nhạc âm nhạc cũng như việc đảm nhận các khía cạnh hoạt động trong đời sống âm nhạc để xây dựng nền âm nhạc dân tộc hiện đại của Việt Nam

Hôm nay, ngày 12/09/2023, Công ty Cổ phần Đầu tư Đức Nghiệp vinh dự được đến thăm nhà Nhạc sĩ Vĩnh Cát.

Nhạc sĩ Vĩnh Cát có tên đầy đủ là Nguyễn Vĩnh Cát. Ông sinh ngày 12 tháng 12 năm 1934 tại xã Đào DươngÂn ThiHưng Yên nhưng sống với gia đình ở Hà Nội từ nhỏ. Cha của Vĩnh Cát là Nguyễn Văn Cảnh, một liệt sĩ qua đời trong những ngày đầu của chiến tranh Đông Dương, từng là phó giám đốc Nha Thể thao Trung ương. Tháng 2 năm 1947, Nhạc sĩ Vĩnh Cát cùng anh em trai của mình gia nhập Đoàn thiếu nhi Nghệ thuật ở Việt Bắc do nhạc sĩ Lưu Hữu Phước làm trưởng đoàn. Ông đã được Lưu Hữu Phước hướng dẫn sáng tác những ca khúc đầu tay như "Việt Bắc" hay "Nhớ Bác Hồ".

Trần Duy Hưng, Chủ tịch Ủy ban Hành chính đầu tiên của Thủ đô Hà Nội đã triệu tập một số trẻ em vào an toàn khu Việt bắc để thử tài mà không cho các nhạc sĩ phụ trách đi kèm. Ông đã yêu cầu trong 1 ngày phải sáng tác xong bài hát gồm cả nhạc và lời về đề tài Hà Nội, bài hát “Gửi bạn Thủ đô” đã được Vĩnh Cát sáng tác. ít lâu sau, bài hát được phát lên trên Đài tiếng nói Việt Nam.

Nhạc sĩ Vĩnh Cát có được sự thành công nhất định trong sáng tác cả ca khúc và nhạc thính phòng giao hưởng. Báo chí Việt Nam cho rằng ông là một trong số nhà soạn nhạc giao hưởng hàng đầu ở Việt Nam. Nhạc sĩ Vĩnh Cát cũng là một trong số những nhạc sĩ đầu tiên xây dựng nền âm nhạc chuyên nghiệp Việt Nam trong sáng tác khí nhạc. Ông được đánh giá là nhà sư phạm có uy tín khi viết nhiều tài liệu nghiên cứu, sách giáo khoa âm nhạc góp phần đào tạo nhiều nhạc sĩ tài năng cho Việt Nam. Nhạc sĩ Vĩnh Cát cũng góp phần phục hồi hình thức nghệ thuật truyền thống hát ca trùhát xẩm và các lễ hội dân gian.Nhìn chung, Nhạc sĩ Vĩnh Cát luôn có nguồn cảm hứng sáng tác về Hà Nội, những tác phẩm nổi tiếng của ông viết về Hà Nội được khán thính giả nơi đây đón nhận.

Với khối lượng tác phẩm đồ sộ như:

Ca khúc

  • "Việt Bắc"
  • "Nhớ Bác Hồ"
  • "Gửi bạn thủ đô"
  • "Vui gặt lúa về"
  • "Bắc Nam một nhà"
  • "Sáng lên như mùa xuân
  • "Chuyện tình là thế"
  • "Giữ sao đẹp mãi như hoa"
  • "Bên mồ liệt sĩ"
  • "Trong đêm vắng"
  • "Cái áo lấm"
  • "Ở giữa rừng sâu còi tàu đã vang lên rồi"
  • "Hành khúc nông trường"
  • "Nào nghỉ tay một lát"
  • "Bài hát của vận động viên"
  • "Bạn ơi, hãy nghe Bến Hải tâm tình"
  • "Vườn nhãn quê hương"
  • "Có chúng tôi sẵn sàng"
  • "Hà Nội của ta"
  • "Sáng mãi ngọn đuốc Môrixơn"
  • "Hà Nội, thủ đô ta đó"
  • "Sa Pa thành phố trong sương"
  • "Tuổi trẻ chúng tôi"
  • "Ngôi sao Hà Nội"
  • "Sông Đà nhịp điệu mùa xuân"
  • "Muôn năm Tổ quốc Việt Nam"
  • "Kỷ niệm trái tim"
  • "Nụ hôn đầu"
  • "Thuở ấy tình yêu"
  • "Đêm mùa thu hoa nhãn"
  • "Vui gặt lúa về"
  • "Bắc Nam một nhà"
  • "Mẹ con thợ mỏ"
  • "Qua cầu"
  • "Khúc hát ru"
  • "Em là mùa xuân"
  • "Mặt trời nhỏ của anh"
  • "Trái tim cầu xin"
  • "Dưới chân trời Tổ quốc hôm nay"

Tác phẩm khí nhạc và thính phòng

  • "Tiếng võng eu"
  • "Quê ta"
  • "Xe chỉ luồn kim"
  • "Variation Rondo"
  • "Scherzo"
  • "12 Preludé và Fuga"
  • "Kỷ niệm tuổi thơ"
  • "Miền Nam có bông sen trắng"
  • "Variation"
  • "Niềm vui trở về đội ngũ" (Sonata cho violin và piano)
  • "Kỷ niệm trái tim"
  • "Romance"

Giao hưởng

  • "Giao hưởng số 1" (sau được đặt là "Cuộc đối đầu lịch sử")
  • "Hái hoa dâng Bác"
  • "Tuổi trẻ anh hùng"
  • "Ngàn năm khoảng khắc"

Sách đã xuất bản

Vĩnh Cát còn tham gia viết sách giáo trình và biên soạn một số cuốn sách:

Sách tự viết

  • "Lý thuyết âm nhạc cơ bản" (1961)
  • "Những bài xướng âm trên điệu thức dân tộc" (1961)
  • "Thực hành sáng tác" (1975)
  • "Thực hành hòa âm" (1976)
  • "Mấy nhận xét về thang âm và điệu thức dân tộc" (1981)
  • "Tìm hiểu tính năng kỹ thuật diễn tấu một số nhạc khí dân tộc" (1982)

Sách tham gia biên soạn

  • "Nghệ thuật Thăng Long Hà Nội" trong "Bách khoa thư Thăng Long Hà Nội"
  • "Nửa thế kỷ Văn hóa - thông tin Hà Nội 1945 - 1995" (chủ biên)
  • "Văn hóa Thủ đô hôm nay và ngày mai

Nhạc sĩ Vĩnh Cát mong muốn số hóa toàn bộ các tác phẩm của mình để lưu giữ cho các thế hệ mai sau.

Một số hình ảnh tại buổi gặp mặt nhạc sĩ Vĩnh Cát

Đang xử lý...

090.324.8082